Tìm hiểu về cuộn cảm - Điện tử cơ bản

Cấu tạo của cuộn cảm

     Cuộn cảm gồm một số vòng dây quấn lại thành nhiều vòng, dây quấn được sơn emay cách điện, lõi cuộn dây có thể là không khí, hoặc là vật liệu dẫn từ như Ferrite hay lõi thép kỹ thuật. 
Cuộn dây lõi không khí
Cuộn dây lõi không khí
Trung tâm Actech chuyên đào tạo các khóa: điện tử cơ bảnthiết kế tủ điệnlập trình PLC S7 200vi điều khiển pic....

Các đại lượng đặc trưng của cuộn cảm

Hệ số tự cảm (định luật Faraday)

   Hệ số tự cảm là đại lượng đặc trưng cho sức điện động cảm ứng của cuộn dây khi có dòng điện biến thiên chạy qua.
   L = ( µr.4.3,14.n2.S.10-7 ) / l
 L : là hệ số tự cảm của cuôn dây, đơn vị là Henrry (H)
n : là số vòng dây của cuộn dây.
l : là chiều dài của cuộn dây tính bằng mét (m)
S : là tiết diện của lõi, tính bằng m2
µr : là hệ số từ thẩm của vật liệu làm lõi.

Cảm kháng 

Cảm kháng của cuộn dây là đại lượng đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của cuộn dây đối với dòng điện xoay chiều.
ZL = 2.3,14.f.L
Trong đó :  ZL là cảm kháng, đơn vị là Ω
f : là tần số đơn vị là Hz
L : là hệ số tự cảm , đơn vị là Henry

     * Thí nghiệm trên minh hoạ : Cuộn dây nối tiếp với bóng đèn sau đó được đấu vào các nguồn điện 12V nhưng có tần số khác nhau thông qua các công tắc K1, K2 , K3 , khi K1 đóng dòng điện một chiều đi qua cuộn dây mạnh nhất ( Vì  ZL = 0 ) => do đó bóng đèn sáng nhất, khi K2 đóng dòng điện xoay chỉều 50Hz đi qua cuộn dây yếy hơn ( do ZL tăng ) => bóng đèn sáng yếu đi, khi K3 đóng , dòng điện xoay chiều 200Hz đi qua cuộn dây yếu nhất ( do ZL tăng cao nhất) => bóng đèn sáng yếu nhất.
    => Kết luận : Cảm kháng của cuộn dây tỷ lệ với hệ số tự cảm của cuộn dây và tỷ lệ với tần số dòng điện xoay chiều, nghĩa là dòng điện xoay chiều có tần số càng cao thì đi qua cuộn dây càng khó, dòng điện một chiều có tần số f = 0 Hz vì vậy với dòng một chiều cuộn dây có cảm kháng ZL = 0
  c) Điện trở thuần của cuộn dây. 
   Điện trở thuần của cuộn dây là điện trở mà ta có thể đo được bằng đồng hồ vạn năng, thông thường cuộn dây có phẩm chất tốt thì điện trở thuần phải tương đối nhỏ so với cảm kháng, điện trở thuần còn gọi là điện trở tổn hao vì chính điện trở này sinh ra nhiệt khi cuộn dây hoạt động.

Tính chất nạp, xả của cuộn cảm 

    * Cuộn dây nạp năng lượng : Khi cho một dòng điện chạy qua cuộn dây, cuộn dây nạp một năng lượng dưới dạng từ trường được tính theo công thức
W = L.I 2 / 2
W : năng lượng ( June )
L : Hệ số tự cảm ( H )
I dòng điện.

Thí nghiệm về tính nạp xả của cuộn dây.
     Ở thí nghiệm trên : Khi K1 đóng, dòng điện qua cuộn dây tăng dần ( do cuộn dây sinh ra cảm kháng chống lại dòng điện tăng đột ngột ) vì vậy  bóng đèn sáng từ từ, khi K1 vừa ngắt và K2 đóng , năng lương nạp trong cuộn dây tạo thành điện áp cảm ứng phóng ngược lại qua bóng đèn làm bóng đèn loé sáng => đó là hiên tượng cuộn dây xả điện.
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Bài viết xem nhiều nhất

 

CÔNG TY CP ĐT - TĐH ACTECH

Địa chỉ: Đường Văn Tiến Dũng - Đình Quán - Từ Liêm - Hà Nội

Điện thoại: 043.786.0256

Phone:

Fax:

E-mail: actech.edu.vn@gmail.com

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO ACTECH - HN

Địa chỉ: Đường Văn Tiến Dũng - Đình Quán - Từ Liêm - Hà Nội

Điện thoại: 043.786.0256

Phone: 0989.033.444

Fax:

E-mail: actech.edu.vn@gmail.com

XƯỞNG CƠ KHÍ ACTECH

Địa chỉ: Số 4 ngõ 28 phố Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

Điện thoại: 0976.777.214

Phone:

Fax:

E-mail: kiempv.actech@gmail.com