Tổng quan về vi điều khiển PIC

PIC là gì???

PIC là viết tắt của “Programable Intelligent Computer”, có thể tạm dịch là “máy tính thông minh khả trình” do hãng Genenral Instrument đặt tên cho vi điều khiển đầu tiên của họ: PIC1650 được thiết kế để dùng làm các thiết bị ngoại vi cho vi điều khiển CP1600. Vi điều khiển này sau đó được nghiên cứu phát triển thêm và từ đó hình thành dòng vi điều khiển PIC ngày nay.



Vi điều khiển PIC

TẠI SAO LÀ VI ĐIỀU KHIỂN PIC MÀ KHÔNG PHẢI LÀ CÁC HỌ VI ĐIỀU KHIỂN KHÁC???


Hiện nay trên thị trường có rất nhiều họ vi điều khiển như 8501, Mortola 68HC, AVR, ARM,… Ngoài ra họ 8051 được hướng dẫn một cách căn bản ở môi trường địa học. Lý do để mọi người lựa chọ họ vi điều khiển PIC để mở rộng vốn kiến thức và phát triển các ứng dụng trên công cụ này là vì các nguyên nhân sau:

- Họ vi điều khiển này có thể tìm mua dễ dàng trên thị trường Việt Nam
- Giá thành không quá đắt.
- Có đầy đủ các tính năng của một vi điều khiển khi hoạt động độc lập.
- Là một sự bổ sung kiến tốt về kiến thức cũng như về ứng dụng cho vi điều khiển mang tính truyền thống: họ vi điều khiển 8501.
- Số lượng người sử dụng vi điều khiển PIC. Hiện nay tại thị trường Việt Nam cũng như trên thế giới, họ vi điều khiển này được sử dụng khá rộng rãi. Điều này tạo nhiều thuận lợi trong quá trình tìm hiểu và phát triển các ứng dụng như: số lượng tài liệu, số lượng các ứng dụng được mở đã được phát triển thành công, dễ dàng trao đổi, học tập, dễ dàng tìm được sự chỉ dẫn khi gặp khó khăn….
- Sự hỗ trợ của các nhà sản xuất về trình biên dịch, các công cụ lập trình, nạp chowng trình từ đơn giản đến phức tạp,..
- Các tính năng đa dạng của vi điều khiển PIC, và các tính năng này không ngừng được phát triển.

Kiến trúc vi điều khiển PIC

Cấu trúc phần cứng của một vi điều khiển được thiết kế theo hai dạng kiến trúc: kiến trúc Von Neuman và kiến trúc Havard.



Kiến trúc vi điều khiển PIC

Tổ chức phần cứng của PIC được thiết kế theo kiến trúc Havard. Điểm khác biệt giữa kiến trúc Havard và kiến trúc Von – Neuman là cấu trúc bộ nhớ dữ liệu và bộ nhớ chương trình.

Đối với kiến trúc Von – Neuman, bộ nhớ dữ liệu và bộ nhớ chương trình nằm chung trong một bộ nhớ, do đó ta có thể tổ chức, cân đối một cách linh hoạt bộ nhớ chương trình và bộ nhớ dữ liệu. Tuy nhiên điều này chỉ có ý nghĩa khi tốc độ xử lí của CPU phải rất cao, vì với cấu trúc đó, trong cùng một thời điểm CPU chỉ có thể tương tác với bộ nhớ dữ liệu hoặc bộ nhớ chương trình. Như vậy có thể nói kiến trúc Von – Neuman không thích hợp với cấu trúc của một vi điều khiển.

Đối với kiến trúc Havard, bộ nhớ dữ liệu và bộ nhớ chương trình tách ra thành hai bộ nhớ riêng biệt. Do đó trong cùng một thời điểm CPU có thể tương tác với cả hai bộ nhớ, như vậy tốc độ xử lí của vi điều khiển được cải thiện đáng kể.

Một điểm cần chú ý nữa là tập lệnh trong kiến trúc Havard có thể được tối ưu tùy thuộc vào yêu cầu kiến trúc của vi điều khiển mà không phụ thuộc vào cấu trúc dữ liệu. Ví dụ, đối với vi điều khiển dòng 16F, độ dài lệch luôn là 14 bit (Trong khi dữ liệu được tổ chức thành từng byte), còn đối tượng kiến trúc Von – Neuman, độ dài lệch luôn là bộ số của 1 byte.

→ Khóa học vi điều khiển PIC 
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Bài viết xem nhiều nhất

 

CÔNG TY CP ĐT - TĐH ACTECH

Địa chỉ: Đường Văn Tiến Dũng - Đình Quán - Từ Liêm - Hà Nội

Điện thoại: 043.786.0256

Phone:

Fax:

E-mail: actech.edu.vn@gmail.com

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO ACTECH - HN

Địa chỉ: Đường Văn Tiến Dũng - Đình Quán - Từ Liêm - Hà Nội

Điện thoại: 043.786.0256

Phone: 0989.033.444

Fax:

E-mail: actech.edu.vn@gmail.com

XƯỞNG CƠ KHÍ ACTECH

Địa chỉ: Số 4 ngõ 28 phố Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

Điện thoại: 0976.777.214

Phone:

Fax:

E-mail: kiempv.actech@gmail.com